HÓA CHẤT XỬ LÝ NƯỚC CẤP, NƯỚC THẢI

1. Đặc điểm

Clorin là hóa chất dùng để khử vi khuẩn hay bất hoạt các vi khuẩn có trong nước thải, nước cấp (khử trùng). Các loại clorin thường được sử dụng là chlorine (Cl2), hypochlorite canxi [Ca(OCl)2] và hypochlorite natri hay còn gọi là Javen (NaOCl)

Xuất xứ: Nhật, Ấn Độ, Trung Quốc

STT

Thông số

Đơn vị

Giá trị

1

Khối lượng

g/mol

142,98

2

Tỷ trọng

g/cm3

2,35

3

Nhiệt độ nóng chảy

Nhiệt độ sôi

oC

100

175

4

Độ hòa tan trong nước

g/100ml

21

5

Hàm lượng Clo hữu hiệu

%

≥ 65

6

Màu sắc

 

Trắng

7

Hình dạng

 

Bột hoặc viên nén

8

Đóng gói

Kg/thùng

40 (Trung Quốc)

45 (Ấn Độ/ Nhật)

2. Tác dụng và hiệu quả khử trùng của các dạng hóa chất xử lý nước chlorine

Chlorine có thể tan 7160mg/L trong nước 20oC và nó phản ứng để tạo ra HOCl và HCl, HOCl tiếp tục ion hóa tạo ra ion OCl:

Cl2 + H2O = HOCl + HCl

HOCl  = OCl- + H+

Hypochlorite canxi và hypochlorite natri hòa tan trong nước cũng tạo ra OCl-. Sự hiện diện của các dạng chlorine phụ thuộc vào pH của nước, dạng Cl2 không hiện diện khi pH lớn hơn 2, HOCl là dạng phổ biến nhất khi pH nằm trong khoảng 1-7,48, HOCl=OCl- khi pH = 7,48 và OCl- thì cao hơn HOCl khi pH trên 7,48. Mức độ nhạy cảm của vi sinh vật đối với các dạng chlorine phụ thuộc rất lớn vào tốc độ khuếch tán vào trong tế bào, HOCl có hiệu quả khử trùng mạnh hơn OCl- khoảng 100 lần do HOCl có kích thước phân tử nhỏ và trung hòa điện tích nên dễ dàng khuếch tán vào tế bào hơn so với OCl-. Do đó, chlorine chỉ có hiệu quả khử trùng cao khi pH nhỏ hơn 6. Không nên dùng chlorine khi pH lớn hơn 7,48 và không được bón vôi trước khi khử trùng nước. Các bào tử của vi sinh vật có khả năng chịu đựng chlorine ở nồng độ cao so với tế bào sinh dưỡng bởi vì chlorine khó khuếch tán qua vỏ của bào tử.

Cơ chế tác dụng của chlorine trong khử trùng là HOCl phản ứng với hệ enzyme oxy hóa glucose và các hoạt động trao đổi chất, kết quả gây chết tế bào. Phản ứng này có liên quan đến sự oxy hóa của HOCl đối với enzyme có chứa gốc HS-. Đa số virus đều không có enzyme chứa gố HS- nên chlorine hầu như khôngcó tác dụng diệt hay bất hoạt virus (trừ một số trường hợp cụ thể được chỉ định).

Để diệt vi sinh vật nước ngọt có thể dùng 1,5 mg/L của Cl (tương đương 6 mg/L của Ca(OCl)2 70%). Trong môi trường mặn lợ do độ pH thường khá cao nên khử trùng với nồng độ 5-7 mg/L của Cl (tương đương 20-30 mg/L của Ca(OCl)2 70%).

3. Ứng dụng

Sản phẩm này có tác dụng khử trùng tẩy trắng, khử trùng, được áp dụng rộng rãi trong sản xuất giấy, tẩy trắng bông và khăn vải.

– Xử lý nước thải công nghiệp và cũng là một nguyên liệu có thể sản xuất những sản phẩm khác , các khử trùng nước uống và nuôi trồng thuỷ sản, khử trùng vệ sinh nơi công cộng.

–  Kiểm soát vi khuẩn (trong)ngành công nghiệp thực phẩm vv.

–  Áp dụng khử trùng trong gia đình (nước uống, hồ bơi, trái cây và rau quả, vệ sinh, vv), cũng là nguyên liệu có thể dùng cho chất độc hóa học trong quân sự công nghiệp.

Hình ảnh hóa chất khử trùng Clorin

1. Giới thiệu

  • Xuất xứ: nhập khẩu từ Ấn Độ/ Trung Quốc
  • Thành phần hóa học cơ bản: Polyaluminium Chloride, có thêm chất khử trùng gốc Clorine
  • Công dụng: Chất keo tụ dùng xử lý nước cấp và nước thải

Hình ảnh hóa chất keo tụ PAC

2. Đặc tính kỹ thuật

  • Tỷ trọng: 0.90 – 0.95 kg/lít
  • Đóng bao: 25kg/bao (Chuẩn)
  • Điều kiện bảo quản: trong bao bì thành phẩm, để nơi khô ráo, thoáng mát.

Chỉ tiêu

Đơn vị

Giá trị

Màu sắc

 

Bột màu vàng

Tỷ trọng

Tấn/m3

0.90 – 0.95

Độ kiềm

%

58 ± 2

Thành phần hóa học

Đơn vị

Giá trị

Al2O3

%

30 ± 1

Cl

%

23 ± 1

pH (Dung dịch 10%)

 

4.2 – 4.4

Các kim loại nặng

 

Trong tiêu chuẩn cho phép

3. Ưu điểm

Hạn chế việc điều chỉnh pH nước nguồn như các loại phèn hiện đang sử dụng, do đó tiết kiệm liều lượng hóa chất (Dùng để tăng độ kiềm) và các thiết bị đi kèm như thùng hóa chất và bơm định lượng.

  • Liều lượng sử dụng thấp, bông cặn to dễ lắng.
  • Giảm thể tích bùn.
  • Tăng độ trong của nước sau lắng, kéo dài chu kỳ lọc và tăng chất lượng nước sau lọc.
  • Không bị chảy nước hay vón cục sau khi mở bao bì.

4. Hướng dẫn sử dụng

Pha chế thành dung dịch 5 – 10% và châm vào nước nguồn cần xử lý.

Liều lượng dùng xử lý nước mặt: 1 – 10 g/m3 PAC tùy theo độ đục của nước thô.

Liều lượng dùng xử lý nước thải (nhà máy giấy, dệt nhuộm, chế biến thủy hải sản, thực phẩm, lò mổ gia súc, nước thải sinh hoạt,…): 20 – 200 g/m3 tùy theo hàm lượng chất lơ lững và tính chất nước thải.

1. Đặc điểm

  • Công thức: CONH2[CH2-CH-]n
  • Xuất xứ: Anh
  • Dạng bột màu trắng đục.
  • Đóng gói: 25 kg/bao nhựa.
  • Tính chất vật lý: Hút ẩm mạnh.
  • Trọng lượng phân tử: 5 – 24.000.000

Hình ảnh hóa chất trợ lắng Polymer anion

2. Sử dụng

Khi cho polymer vào nước thải sẽ xảy ra các giai đoạn sau: 

– Các hạt keo bị hấp phụ bởi polymer, không còn bền vững, gọi là quá trình keo tụ.

– Các hạt keo bị phá vỡ sẽ kết dính với nhau thành các cục bông nhỏ, sau đó thành cụm to hơn và lắng được, gọi là quá trình kết bông. 

Với ứng dụng của polymer, bùn sau xử lý đặc và ít hơn, có thể xử lý trực tiếp. Bên cạnh đó sử dụng polymer còn làm thay đổi rất ít độ pH và tăng rất ít độ muối. Từ đó, cho thấy tính chất đa dụng, tiện lợi của polymer trong xử lý nước thải. 

3. Nguyên tắc sử dụng

Chất trợ keo tụ Polymer được sử dụng trong các quá trình tách lỏng-rắn sau:

– Phân giải cơ học: xử lý bùn vô cơ nhằm tăng hiệu suất, thu hồi chất rắn và tăng chất lượng

– Khả năng lắng: cải thiện việc tạo bông làm cho tốc độ lắng nhanh hơn

– Đông tụ: trợ lắng các phân tử vô cơ và đông tụ các phần tử hữu cơ

– Lọc nước: cải thiện chất lượng nước bằng việc giảm các chất rắn lơ lửng trong nước

– Hòa tan bọt khí: kết quả cho dòng chảy trong hơn và đem lại hiệu suất lớn

– Lọc: cải thiện chất lượng nước lọc và công suất nhà máy

– Loại bỏ phosphate trong nước thải

Trên đây là một số ứng dụng chính. Có thế thu được nhiều lợi ích khi áp dụng các sản phẩm này vào quá trình tách lỏng-rắn bất kỳ. 

4. Bảo quản

Tính chất ăn mòn, phá hủy của các sản phẩm này như tính chất ăn mòn, phá hủy của nước.

– Các loại vật liệu được dùng để cất trữ các sản phẩm này: thép không rỉ, sợi thủy tinh, nhựa, epoxy

– Các loại vật liệu không được dùng để cất trữ các sản phẩm này: sắt, đồng và nhôm

– Thời hạn bảo quản 24 tháng khi chưa mở miệng bao và trong môi trường khô ráo, nhiệt độ dưới 40oC

– Chú ý: Hạt polymer rất trơn, nên thu lượm và làm sạch bằng nước.

Các sản phẩm này có thể gây kích thích, khó chịu cho mắt và da. Nên sử dụng trang bị bảo hộ lao động khi xử lý chúng

5. Ứng dụng

Tuỳ vào lĩnh vực nước cần xử lý mà chúng ta sử dụng Polymer Anion và Polymer Cation cũng khác nhau:

– Nước mặt: Polymer tốt nhất là loại anion hay có rất ít cation, vì trong nước tồn tại nhiều ion dương như ion Fe, Mn…

– Nước thải công nghiệp: để xử lý người ta thường dùng polymer anion kết hợp với chất keo tụ vô cơ.

– Nước thải đô thị: Sử dụng polymer keo tụ vô cơ kết hợp với chất kết bông anion.

– Làm khô bùn sau xử lý: Bùn có đặc tính vô cơ cần chất kết bông anion, chất kết bông cation phù hợp xử lý bùn hữu cơ. Lượng polymer cần dùng khi xử lý nước rất nhỏ, chỉ cỡ phần nghìn. Nếu dùng quá nhiều polymer thì nước sẽ trở nên rất nhớt, gây cản trở cho các công đoạn xử lý tiếp theo. Ngoài ra, lượng dư polymer trong nước sẽ làm tăng COD. Do đó, khi áp dụng polymer nhất thiết phải thực hiện các thử nghiệm thực tế để lựa chọn liều lượng thích hợp.

1. Đặc điểm

– Công thức phân tử: H2SO4

– H2SO4 là một axít lỏng, loại tinh khiết không màu, trọng lượng riêng 1,859 ở 0 oC và 1,837 ở 15 oC, tuỳ theo tạp chất nó có màu vàng hay xám hoặc nâu.

– Khi làm lạnh sẽ hoá rắn thành những tinh thể nóng chảy ở 10,49 oC. Tuy nhiên, axít lỏng dễ có thể chậm đông không hoá rắn ở dưới 0oC.

– Ở 30 – 40 oC, bắt đầu bốc khói và khi đun tiếp sẽ tạo ra hơi SO3. Bắt đầu sôi ở 290 oC và nhiệt độ sẽ nâng nhanh cho tới khi ngừng giải phóng SO3. Hydrat còn lại chứa 98.3% H2SO4 và Sôi ở 338 oC.

– H2SOđặc hấp thụ mãnh liệt hơi ẩm và vì thế là một chất làm khô tốt, áp suất hơi H2O trên H2SO4 là 0,003mmHg.

– Khi cần pha loãng Axít H2SOthì không được cho nước vào axít mà phải cho axit vào nước.

– Khi làm nóng H2SO4 thì phần khí SO2 và SO3 bay ra rất độc.

– H2SObắn vào da gây bỏng nặng, bắn vào mắt có thể bị mù, rơi vào giấy, vải…sẽ bị cháy

2.Ứng dụng

– Giảm pH của nước thải cần xử lý

– Sản xuất các loại muối Sulfat

– Điều chế các axít khác yếu hơn: HNO3. HCl.

– Tẩy rửa kim loại trước khi mạ.

– Chế tạo thuốc nổ, chất dẻo, thuốc nhuộm, dược phẩm.

– Là loại axít dùng trong ắc quy

axit_h2so4

3. Tiêu chuẩn kỹ thuật

Tên chỉ tiêu

Phương pháp thử

Mức quy định và đơn vị

Hàm lượng Sulfuric acid

JSFA VIII

98.0%min

Hàm lượng Ash

PD100006

0.02 % max

Hàm lượng Fe

PD100006

0.005 % max

Hàm lượng As

PD100006

0.0001% max

Hàm lượng Hg

PD100006

0.001% max

Hàm lượng Pb

PD100006

0.005% max

4. Biện pháp phòng ngừa

– Đây là dạng hoá chất nguy hiểm, tiếp xúc da sẽ gây bỏng cháy nặng, vào mắt gây hỏng mắt vỉnh viễn cho nên phải tránh tiếp xúc trực tiếp, không được uống, hít vào.

 – Khi sử dụng hoặc bơm vào bồn chứa phải mặc quần áo bảo hộ để bảo vệ cơ thể, đeo mặt nạ chuyên dùng để bảo vệ mắt, vận chuyển trên đường phải sử dụng bồn chứa được cấp phép an toàn.

 – Không để axít chảy vào hệ thống thoát nước.

 – Nếu có sự cố rò rỉ phải cách ly nơi nguy hiểm, những người không liên quan hoặc không mang bảo hộ thì không được bước vào nơi nguy hiểm.

– Khi cần thiết thì có thể dùng thanh chắn nhựa hoặc rảnh an toàn để tránh axít tràn ra ngoài.

1. Đặc điểm

Chất khử màu được đóng gói trong các thùng phuy với khối lượng chứa đựng 25kg, 50kg, 250kg, và 1250 kg

Sản phẩm này là một hợp chất polyme cationic bậc 4, là sản phẩm duy nhất dùng để khử màu, kết bông, giảm COD và các ứng dụng khác

2. Chức năng

Sản phẩm chủ yếu để khử màu nước thải có độ màu cao từ các nhà máy nhuộm. Sản phẩm thích hợp để xử lý nước nước thải chứa thuốc nhuộm hoạt tính, có tính axít và phân tán.

Sản phẩm cũng được sử dụng để xử lý nước thải của ngành công nghiệp dệt may, nhuộm, công nghiệp in mực và ngành công nghiệp giấy)

Sản phẩm có thể sử dụng như chất ổn định và chất duy trì trong quy trình sản xuất giấy.

3. Đặc điểm kỹ thuật

  • Hình dạng: chất lỏng nhớt, màu sang
  • Khối lượng chất rắn:   >50%
  • pH, pha loãng 1%:      3 – 5
  • Tỷ trọng: 1.2 – 1.3 (25oC)

4. Sử dụng

Tỷ lệ hóa chất sử dụng:

a. Trong trường hợp xử lý sinh học trước sau đó sử dụng hóa chất xử lý nước thải thì hàm lượng hóa chất sử dụng như sau:

– 70 – 80 ppm (Chất khử màu)

– 15 – 20 ppm Polyaluminum Chloride

– 1 – 2 ppm Anionic Polyacrylamide

Đầu tiên cho PAC (thời gian tiếp xúc với nước thải khoảng 3-5 phút), sau đó cho chất khử màu (thời gian tiếp xúc 5-10 phút) và cuối cùng là cho Polyme anion.

Sẽ tiết kiệm chi phí rất nhiều nếu chúng ta điều chỉnh pH 7-8, tuy nhiên hàm lượng chất khử màu được tiêu thụ cũng sẽ cao hơn 20%.

b. Trong trường hợp xử lý trước bằng phương pháp hóa học thì liều lượng thông dùng là:

– Điều chỉnh pH ở 7 – 8

– 80 -100 ppm (Chất khử màu)

– 10 – 20 ppm PAC

– 1 – 2 ppm Anionic polyacrylamide

– Sản phẩm nên được pha loãng từ 10 – 40 lần và sau đó cho trực tiếp vào nước thải. Sau khi trộn khoảng vài phút, nước thải có thể lắng hoặc tuyển nổi để trở thành nước sạch.

– Giá trị pH của nước thải nên được điều chỉnh ở pH 7 – 9 trước khi xử lý

– Khi độ màu và hàm lượng COD tương đối cao, chất khử màu được sử dụng để trợ giúp PAC nhưng không trộn lẫn cùng nhau. Trong trường hợp này, chi phí xử lý có thể thấp hơn. PAC được sử dụng trước hay sau phụ thuộc vào việc kiểm tra kết bông và quy trình xử lý.

– Chất khử màu vô hại, không dễ cháy nổ, nó có thể được lưu trữ ở nhiệt độ phòng, không nên đặt dưới ánh nắng mặt trời.

Hình ảnh hóa chất khử màu

1. Giới thiệu

  • Sản xuất tại Việt Nam từ than gáo dừa theo phương pháp hoạt hóa ở nhiệt độ 900-1.0000C.
  • Công dụng: khử màu, mùi, kim loại nặng, các hợp chất hữu cơ, thuốc trừ sâu

Hình ảnh than hoạt tính

2. Đặc tính kỹ thuật

  • Kích thước hạt: 1,68-3,36 mm (mesh size 6-12); 2,36-4,76 mm (mesh size 4-8)
  • Tỷ trọng: 520-550 kg/m3
  • Dạng hạt màu đen, khô, rời, có góc cạnh.
  • Các chỉ tiêu cơ bản: 

Chỉ tiêu

Đơn vị

Giá trị

Chỉ số Iod

mg/g

650 – 850

Độ hấp phụ CCl4

%

40 – 60

Benzene

%

23 – 33

Methylene Blue

ml/g

130 – 170

Chỉ số độ cứng

%

≥ 95

Độ tro

%

2 – 5

Độ ẩm

%

≤ 6

pH

 

7 – 8

3. Ưu điểm

  • Đây là sản phẩm có giá rẻ so với hàng nhập ngoại, đạt tiêu chuẩn chất lượng cao, có thể ứng dụng trong các công trình xử lý nước cấp và nước thải.
  • Thời gian sử dụng tùy theo hàm lượng tạp chất và độc chất cần xử lý.

4. Phạm vi ứng dụng

  • Khử màu, mùi, các kim loại nặng, thuốc trừ sâu, các hợp chất hữu cơ.

5. Khuyến cáo sử dụng

  • Vận tốc lọc tùy thuộc vào loại độc chất cần xử lý. Ví dụ, khử hàm lượng clo dư: 40 m/giờ; khử các hợp chất hữu cơ: 6 m/giờ.
  • Chiều dày của lớp than là 0,7 – 0,9 m.
  • Đôi khi cần tiến hành rửa ngược để xáo trộn và phân bố lại lớp than.
  • Cần rửa sạch trước khi sử dụng.

1. Giới thiệu

  • Nước sản xuất: Nga.
  • Vật liệu lọc đa năng ODM-2F là sản phẩm thiên nhiên (thành phần chính là diatomit, zeolit, bentonit) được hoạt hóa ở nhiệt độ cao, đưa vào ứng dụng từ năm 1998 trong nhiều công trình ở Nga, Ukraina, Uzbekistan,… (tại các thành phố Matxcơva, Perma, Yekaterinburg, Irkustsk, Omsk) và nhiều quốc gia khác. Sử dụng tại Việt Nam từ năm 2002.
  • Phạm vi ứng dụng: có thể thay thế đồng thời cả cát thạch anh, hạt xúc tác và than hoạt tính trong quy trình công nghệ xử lý nước và nước thải. Sản phẩm được chứng nhận an toàn cho sử dụng cấp nước sinh hoạt và ăn uống.
  • Đặc tính: là chất hấp phụ, hấp thụ và là vật liệu lọc đa năng.
  • Thành phần hóa học cơ bản : SiO2 <= 84%; Fe2O3 <= 3,2%; Al2O3 + MgO + CaO = 8%;

Hình ảnh vật liệu đa năng ODM-2F

2. Đặc tính kỹ thuật

 

Chỉ tiêu

 

 

Đơn vị

 

 

Thông số

 

 

Kích thước hạt

 

 

mm

 

 

0,8 – 2,0

 

 

Tỷ trọng

 

 

kg/m3

 

 

650

 

 

Diện tích bề mặt

 

 

m2/g

 

 

120 – 180

 

 

Độ xốp

 

 

%

 

 

70

 

 

Dung lượng hấp thụ

 

 

g/g

 

 

1,3

 

 

Độ ngậm nước

 

 

%

 

 

90 – 95%

 

3. Khả năng ứng dụng

  • Nâng và ổn định độ pH của nước trong khoảng 6,5-8,0
  • Xúc tác quá trình khử sắt (Fe < 35 mg/l)
  • Giảm hàm lượng nitrogen (nitrit, nitrat, amôni), photphat (20-50% tùy theo tốc độ lọc từ 4-7 m/giờ), có khả năng khử arsen, khử Flo trong nước (tác dụng tương tự hạt xúc tác Alumina).
  • Giảm hàm lượng một số hợp chất hữu cơ có trong nước
  • Khử các kim loại nặng như đồng, kẽm, crôm, niken
  • Giảm hàm lượng dầu (hấp thu khoảng 90 mg dầu / g hạt)
  • Khử các chất phóng xạ

4. Ưu điểm

  • Kết hợp nhiều công đoạn xử lý như xúc tác, tạo bông, lọc cặn trong cùng một thiết bị.
  • Tăng độ an toàn cho chất lượng nước sau xử lý.
  • Vận hành đơn giản.
  • Giá cả thấp hơn nhiều so với các loại chất hấp phụ khác.
  • Có thể thay thế các loại vật liệu lọc đang được sử dụng mà không cần thay đổi cấu trúc bể lọc.
  • Lượng nước rửa lọc thấp hơn các loại vật liệu khác. Không cần sục gió.

5. Phạm vi ứng dụng

  • pH đầu vào >= 6,0. Trong trường hợp pH < 6,0 nên lọc kết hợp với hạt nâng pH (LS) hoặc nâng pH bằng hóa chất (pH tối ưu cho quá trình khử sắt là 6,5). Hàm lượng sắt đầu vào <= 35mg/l.
  • Vận tốc lọc: 5-20 m/giờ. Có thể sử dụng trong các bể lọc hở hoặc bể lọc áp lực. Hướng lọc từ trên xuống.
  • Hạt ODM-2F không cần hoàn nguyên (ngoại trừ quy trình khử Flo). Sau một thời gian sử dụng khoảng 3-5 năm (tùy theo chất lượng nước nguồn và yêu cầu xử lý) cần thay mới hạt.

6. Khuyến cáo sử dụng

  • Vận tốc lọc và chiều dày lớp vật liệu lọc ODM-2F sẽ được điều chỉnh theo hàm lượng sắt hoặc các chất ô nhiễm có trong nguồn nước. Để xử lý nước ngầm nên bố trí thiết bị làm thoáng, sục khí hoặc ejector phía trước bể lọc để cung cấp thêm oxy cho quá trình oxy hóa sắt.
  • Để tăng hiệu quả xử lý đối với nước nguồn có độ pH thấp, nên sử dụng kết hợp với hạt nâng pH (LS). Độ dày lớp hạt LS được điều chỉnh theo độ pH của nước nguồn và tốc độ lọc (tham khảo phần hướng dẫn sử dụng hạt LS). Hoặc sử dụng kèm các hóa chất nâng pH như NaOH, Na2CO3, vôi.
  • Để tạo độ trong cho nước cần bố trí dưới lớp ODM-2F một lớp cát thạch anh dày 0,2-0,3m.
  • Trong các thiết bị khử sắt hàm lượng cao trên 5 mg/l: nên bố trí chiều cao lớp ODM-2F tối thiểu là 0.8m, vận tốc lọc không vượt quá 20 m/h. Hiệu quả xử lý sẽ tốt hơn sau khi vận hành 3-4 ngày (thời gian đầu để tạo lớp màng xúc tác trên bề mặt hạt).
  • Trong trường hợp nước ngầm chứa sắt ở dạng phức hữu cơ, có thể châm thêm một ít chlorine phía trước bể lọc ODM-2F.
  • Hạt ODM-2F có khả năng xử lý dầu trong nguồn nước có nồng độ dầu đến 20 mg/l. Khả năng hút dầu của hạt là 90 mg/g.
  • Cần rửa sạch hạt ODM-2F trước khi đưa công trình vào sử dụng.
  • Rửa lọc định kỳ bằng quy trình rửa ngược. Chu kỳ rửa lọc 1-2 lần/ngàyđêm. Cường độ nước rửa để đảm bảo độ giản nở của lớp vật liệu lọc đạt 30% là 10 l/s.m2. Thời gian rửa lọc 15-20 phút. Không cần sục gió.

ODM_2F

Hình ảnh vật liệu đa năng ODM-2F

1. Giới thiệu

  • Là vật liệu sản xuất tại Việt Nam.
  • Công dụng: nâng độ pH của nước.
  • Thành phần hóa học cơ bản: CaCO3 > 90%.

Hình ảnh vật liệu nâng pH LS

2. Đặc tính kỹ thuật

  • Kích thước hạt: 1,5-2,5 mm
  • Tỷ trọng: 1.500 kg/m3
  • Dạng hạt màu trắng sữa, cứng, khô rời, có góc cạnh.

3. Ưu điểm

  • Không cần sử dụng hóa chất và các thiết bị đi kèm như bình pha hoá chất, bơm định lượng.
  • Không tạo độ pH quá cao như trường hợp hạt corosex. Không tạo màng trên bề mặt nước. Nếu ngâm lâu trong nước sẽ tạo độ pH ổn định khoảng 7,5.
  • Vận hành đơn giản.
  • Giá cả thấp hơn nhiều so với các loại vật liệu ngoại nhập.
  • Có thể đưa vào bể lọc đang sử dụng mà không cần thay đổi cấu trúc bể lọc.

4. Phạm vi ứng dụng

  • pH nước đầu vào > 4,0.
  • Vận tốc lọc: 5-15 m/giờ. Có thể sử dụng trong các bể lọc hở hoặc lọc áp lực. Hướng lọc: từ trên xuống.
  • Hạt LS không cần hoàn nguyên. Sau một thời gian sử dụng từ 6 tháng đến 1 năm (tùy theo chất lượng nước nguồn) cần bổ sung hạt.

5. Khuyến cáo sử dụng

  • Hạt LS có thể sử dụng kết hợp với ODM-2F, ODM-3F, cát thạch anh để nâng pH, tạo độ trong cho nước đồng thời khử các chất ô nhiễm khác, nếu có, trong nguồn nước. Khi sử dụng kết hợp, phải bố trí hạt LS phía trên cùng của bình lọc.
  • Ngoài ra, hạt LS có thể được sử dụng riêng lẻ trong một thiết bị chỉ với mục đích nâng pH. Để tăng độ trong của nước nên lót đáy bể lọc bằng một lớp cát thạch anh. Cần lưu ý, việc sử dụng LS sẽ làm tăng độ cứng của nước.
  • Độ dày lớp hạt LS có thể điều chỉnh theo độ pH của nước nguồn, dao động từ 0,1-0,5 m đối với pH từ 6,0-4,0 và tốc độ lọc nhỏ hơn 15 m/giờ.
  • Rửa lọc: khi sử dụng kết hợp với các vật liệu lọc khác có thể tiến hành rửa lọc như trường hợp bể lọc cát thông thường.

I. CÁT LỌC – CÁT THẠCH ANH

1. Giới thiệu

  • Tên sản phẩm:Cát lọc nước hay còn gọi là Cát thạch anh.
  • Xuất xứ:Việt Nam
  • Kích thước:Đủ kích thước: 0.1-0.4mm, 0.4-0.8mm, 0.8-1.2mm, 1.0–2.0mm, 2.0-4.0mm
  • Tỷ trọng:1400kg/m3
  • Quy cách đóng bao: 50 kg/bao (chuẩn).
  • Chu trình thay thế:Nên thay thể định kỳ 06 – 12 tháng/lần.

Hình ảnh cát lọc

2. Đặc tính kỹ thuật

  • Hàm lượng oxit silic (SiO2): 99.4 %
  • Hàm lượng oxit nhôm (Al2O3): 0.1 %
  • Hàm lượng oxit sắt (Fe2O3): < 0.1%
  • Hàm lượng oxit natri (Na2O): 0.1 %

Cát thạch anh là loại cát có thành phần chính là Si và một số nguyên tố hóa học khác như: NaCl, CO2, H2O, CaCO3… Cát thạch anh được dùng trong xử lý nước thải, nước tinh khiết, lọc nước giếng khoan…

Cát thạch anh có tác dụng lọc các thành phần lơ lửng có kích thước hạt nhỏ không có khả năng kết tủa khi để lắng tự nhiên. Trong quá trình lọc, trên bề mặt cát thạch anh sẽ tạo ra lớp màng lọc hỗ trợ cho quá trình lọc, đặc biệt khi Fe(OH)3 kết tủa trên bề mặt cát thạch anh sẽ giúp hấp phụ Asen khi nguồn nước có nguy cơ bị nhiễm Asen.

3. Ưu điểm của cát thạch anh

  • Cát thạch anh có tác dụng rất tốt trong việc giữ các kết tủa dạng bông có độ nhớt cao rất khó tách và khó lọc.
  • Cát thạch anh có kích thước hạt nhỏ, có bề mặt riêng lớn nên hiệu quả lọc cao.
  • Cấu tạo các phân tử của loại cát này rất bền bỉ nên khi cho nước đi qua, nước sẽ không bị nhiễm hoặc dính các loại phân tử có hại trong loại cát này.
  • Trong quá trình lọc, trên bên mặt cát này sẽ xuất hiện các lỗ, trên các lỗ này có Fe(OH)3, khi nước đi qua nó sẽ giúp hấp thụ ASEN, tránh và hạn chế nguồn nước bị nhiễm ASEN
  • Cát thạch anh xử lý nước có thể sử dụng lại nhiều lần, khi bị bẩn và lắng cặn có thể dùng nước rửa sạch và tái sử dụng nhiều lần mà không làm bẩn nước và ảnh hưởng tới sức khỏe.
  • Đây là vật liệu sẵn có trong tự nhiên nên chi phí khai thác và sản xuất rẻ có thể đáp ứng được trong thời gian ngắn.

4. Ứng dụng

  • Cát thạch anh lọc nước được sử dụng trong xử lý nước cấp, nước tinh khiết, nước sinh hoạt cho hộ gia đình và công nghiệp
  • Xử lý nước thải sinh hoạt; công nghiệp; đô thị; …
  • Làm phụ gia xây dựng
  • Làm cát bắn tàu loại hạt yêu cầu kích thước lớn
  • Làm vật liệu xây dựng như trang trí bồn hoa, cây cảnh, lát tường
  • Trong hệ thống lọc nước giếng khoan cơ bản thì cát thạch anh muốn phát huy sức mạnh tối đa, nó cần được sử dụng cùng với một số loại vật liệu lọc khác như:than hoạt tính,cát mangan, ….

5. Khuyến cáo sử dụng

  • Nên kết hợp cát thạch anh với sỏi lọc, than hoạt tính, than anthraxit để tăng hiệu quả loại bỏ các chất cặn bẩn lơ lửng ra khỏi nước.
  • Thường xuyên rửa xuôi, rửa ngược để rửa trôi những cặn lơ lửng nằm phủ phía trên bề mặt cát và tránh tắc nghẽn trong quá trình lọc.
  • Nên thay cát thạch anh trong vòng 6 tháng đến 12 tháng lần để tăng hiệu quả lọc nước.

II. SỎI ĐỠ

1. Đặc điểm

  • Tên sản phẩm: Sỏi đỡ.
  • Xuất xứ: Việt Nam
  • Kích thước: Đủ kích thước: 3-5mm, 4-8mm, 5-10mm, 10–20mm, 25-40mm…
  • Tỷ trọng: 1400kg/m3
  • Quy cách đóng bao: 50 kg/bao (chuẩn)
  • Chu trình thay thế: Nên thay thể định kỳ 06 – 12 tháng/lần.

soi_do

Hình ảnh sỏi đỡ

2. Đặc tính kỹ thuật

  • Hàm lượng oxit silic (SiO2): 99.4 %
  • Hàm lượng oxit nhôm (Al2O3): 0.1 %
  • Hàm lượng oxit sắt (Fe2O3): < 0.1%
  • Hàm lượng oxit natri (Na2O): 0.1 %

Là các hạt có dạng khối đa giác, hình cầu. Có đủ độ bền, cứng để không giảm chất lượng bốc xếp và xử dụng, không lẫn tạp chất độc hại và phải đạt yêu cầu tối thiểu về tyt trọng. Sỏi đỡ phải có tỉ trọng lớn hơn 2,5 kg/dm3, trừ khi có yêu cầu thiết kế riêng. Các hạt sỏi có mặt gãy, rạn nứt không được vượt quá 25% trọng lượng của mẫu. Các hạt dẹt hoặc quá dài (chiều dài hạt lớn hơn 5 lần chiều ngang hạt) Không được vượt quá 2% trọng lượng mẫu. Sỏi không được lẫn đất sét, diệp thạch hoặc các tạp chất hữu cơ

3. Ưu điểm của sỏi đỡ

Đây là vật liệu sẵn có trong tự nhiên nên chi phí khai thác và sản xuất rẻ có thể đáp ứng được trong thời gian ngắn.

4. Ứng dụng

  • Xử lý nước cấp, nước tinh khiết, nước sinh hoạt cho hộ gia đình và công nghiệp.
  • Xử lý nước thải sinh hoạt; công nghiệp; đô thị;…
  • Làm phụ gia xây dựng.
  • Làm cát bắn tàu loại hạt yêu cầu kích thước lớn.
  • Làm vật liệu xây dựng như trang trí bồn hoa, cây cảnh, lát tường, …
  • Mục đích trong việc dùng sỏi thạch anh trong quá trình lọc nước là do sỏi thạch anh có kích thước hạt lớn và đồng đều, độ bóng hạt cao, độ cứng cao. Chính vì vậy nó được dùng làm vật liệu đỡ các vật liệu khác trong quá trình lọc: đỡ cát, đỡ Than hoạt tính, …

5. Khuyến cáo sử dụng

  • Kết hợp với cát lọc để loại bỏ cặn lơ lửng ra khỏi nước;
  • Chiều dày tối thiểu của lớp sỏi đỡ là 0.2m (phủ kín ống thu nước đầu ra);
  • Thường xuyên rửa xuôi, rửa ngược để tránh tình trạng tắc nghẽn đường ống thu nước đầu ra;
  • Nên thay sỏi đỡ 6 tháng đến 12 tháng lần.